Nguyện vọng Đại học ảo có phải do định hướng mơ hồ?
- Phạm Thu Ngân
- 1 thg 10, 2022
- 3 phút đọc
Đã cập nhật: 6 thg 4, 2023
Chọn nguyện vọng đại học cũng giống như ứng tuyển việc làm sau khi tốt nghiệp, bao nhiêu nguyện vọng gửi các trường là bấy nhiêu đơn xin việc rải các công ty tuyển dụng. Nếu ứng viên xuất sắc cùng lúc vài ba thư mời làm việc, họ có thể sẽ cân nhắc lựa chọn vị trí nào hay công ty nào phù hợp với mình. Còn thi tuyển Đại học, thí sinh trúng nguyện vọng nào thì thí sinh bắt buộc nhập học nguyện vọng đó.
Nếu không được định hướng nghề và có chiến lược đăng ký nguyện vọng chính xác từ đầu mà đăng ký cho gọi là “học đại”, thì tới khi vào học rồi sinh viên mới nhận ra mình không phù hợp ngành học đó. Lúc này, một là quay đầu thi lại đại học chuyển ngành khác còn không sinh viên sẽ học cho xong để tốt nghiệp ra trường và không đọng lại được mấy kiến thức.

Giữa năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tới 2025 về giáo dục hướng nghiệp với mục tiêu 100% các trường trung học có bộ môn giáo dục hướng nghiệp gắn với tình hình địa phương và 100% giáo viên kiêm nghiệm tư vấn hướng nghiệp. Tới nay đã được nửa thời gian của đề án nhưng môn định hướng nghề nghiệp tại các trường THPT vẫn bị xem nhẹ. Giữa Thủ Đô Hà Nội, học sinh trường THPT K. (Đống Đa) cho biết em không hề biết có bộ môn này. Còn học sinh trường THPT P. (Ba Đình) chỉ có 1-2 buổi trong năm học trước nhưng không giúp ích nhiều khi lựa chọn nguyện vọng. Giáo viên các trường có được tập huấn đào tạo chuyên môn về bộ môn Định hướng nghề nghiệp xong về trường lại quay về với bộ môn của mình vì để các cô kiêm nghiệm cũng không hề dễ dàng.
Ở các trường phổ thông nước ngoài luôn có phòng Career Counseling (Tư vấn nghề nghiệp). Phòng có thể nhỏ có thể to nhưng khi học sinh tìm đến tư vấn chọn ngành luôn có chuyên viên tư vấn hướng nghiệp (không phải giáo viên) lắng nghe và hỗ trợ định hướng cho các em học sinh. Những chuyên viên này không phải tư vấn tâm lý học sinh, họ đóng vai trò là người đồng hành khám phá điểm mạnh, điểm yếu, đam mê của từng cá nhân phù hợp với ngành nghề nào hay giúp học sinh đưa ra quyết định ngành học giữa những lựa chọn khác nhau. Vì sự nghiệp là của mỗi cá nhân, chuyên viên tư vấn hướng nghiệp của trường học sẽ phải làm việc với từng học sinh để đạt được kết quả tốt nhất nên nếu so sánh với việc hướng nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa thể sâu được.

Chuyên gia khai vấn hướng nghiệp Phạm Thu Ngân của GPS Nghề cho biết, thời điểm vàng để cho các con tìm hiểu bản thân và tìm kiếm ngành phù hợp là lớp 10 đến lớp 11. Vì sao lại sớm vậy không phải là lớp 12? Trong quá trình định hướng, các em cần tự khám phá tìm hiểu đam mê bản thân, trải nghiệm ngành học thậm chí dấn thân vào nghề đó để xem có thực sự phù hợp không, thời gian này cần khoảng 6 tháng. Nếu không phù hợp, con có thể đổi trải nghiệm ngành học khác để biết mình cần trang bị những chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ nghề nào phù hợp.
Vì vậy học sinh cần ít nhất 2 năm để chuẩn bị hướng nghiệp trước khi đặt bút đăng ký nguyện vọng.
Phụ huynh và học sinh có thể đăng ký khai vấn hướng nghiệp nhanh giúp định hướng nghề phù hợp hơn với sở thích, khả năng & tính cách của bản thân với chuyên gia.
Phiên khai vấn này hoàn toàn MIỄN PHÍ cho học viên lần đầu sử dụng dịch vụ khai vấn của GPS Nghề nhằm hỗ trợ cộng đồng.
Comments